Văn học hiện đại Văn_học_Campuchia

Thời kỳ thuộc địa Pháp mang lại cho văn học Campuchia những câu hỏi tự nhìn nhận lại mình. Cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Khơ me in theo lối hiện đại ra đời tại Phnôm Pênh năm 1908. Đây là cuốn sách viết về sự thông thái, tên là "Những lời khuyên của ông Mas già"; xuất bản dưới sự bảo trợ của Adhémard Leclère.

Ảnh hưởng của thời kỳ giáo dục phổ thông hiện đại với mục tiêu quảng bá văn minh Pháp đã sản sinh ra nhiều tiểu thuyết gia viết bằng tiếng Khơ me vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Những nhà văn này viết bằng văn xuôi, miêu tả các chủ đề của người bình dân Khơ me trong bối cảnh các diễn biến trong cuộc sống thường nhật ở Campuchia.

Thời kỳ từ bỏ ảnh hưởng của Ấn Độ và Xiêm La cổ xưa này không diễn ra đột ngột. Một vài tác phẩm viết hiện đại đầu tiên của Campuchia vẫn giữ lại nhũng ảnh hưởng của thơ phú truyền thống, ví dụ như tiểu thuyết Dik ram phka ram (Nước nhảy múa và Hoa nhảy múa), Tum Tiêu (1915) sáng tác bởi Som Đáng kính, và tác phẩm viết năm 1900 Bimba Bilap (Lời than khóc của Bimba) bởi nữ tiểu thuyết gia Sou Seth và Dav Ek viết bởi Nou Kan năm 1942.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_học_Campuchia http://www.bollywoodsargam.com/video_todayfeatured... http://muse.jhu.edu/login?uri=/journals/manoa/v016... http://www.paris.fr/portail/viewmultimediadocument... http://www.budinst.gov.kh/?q=bkPoem2 http://www.cambodia.culturalprofiles.net http://www.culturalprofiles.net/cambodia/Directori... http://www.culturalprofiles.net/cambodia/Directori... http://www.archive.org/stream/missionpavieind00pav... http://www.khmerstudies.org/ http://www.andybrouwer.co.uk/press.html